Nền kinh tế kỹ thuật số 200 tỉ USD của ASEAN

Khu vực Đông Nam Á có thể có một nền kinh tế Internet trị giá 200 tỉ USD vào năm 2025. Trong xu hướng này, nền kinh tế Internet của Việt Nam đã tăng từ 3,3 đến 5,7 tỉ USD.

ASEAN và nền kinh tế số 200 tỉ USD

Trong nửa thế kỷ qua, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã chứng kiến một cuộc biến đổi ngoạn mục với nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân trong khu vực. Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến 2015, hơn 100 triệu người dân Đông Nam Á đã vượt nghèo khó nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế của khu vực.

Sự thịnh vượng của khu vực dựa trên những bước phát triển được xây dựng một cách tỉ mỉ. Các nhà lãnh đạo trong khu vực đặt ra mục tiêu hướng tới hòa bình và thúc đẩy thương mại. Đến hôm nay, họ đang xây dựng một Cộng đồng ASEAN, hay có thể xem là một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất để trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030.

Các thành tựu đạt được của ASEAN đã cho thấy rằng các quốc gia trong khu vực đạt được nhiều hơn khi làm việc cùng nhau. Bên cạnh đó, một cơ hội to lớn để phát triển hay còn gọi là cuộc cách mạng số cũng đang dần hình thành trên khắp Đông Nam Á, một khu vực với sự đa dạng đáng kinh ngạc gồm hơn 630 triệu người cùng nhau xây dựng một cộng đồng ngày càng thịnh vượng.

H3

ASEAN nên áp dụng kinh nghiệm này để tiếp tục chọn hướng đi đúng trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Để nắm lấy lợi thế cạnh tranh của mình, ASEAN phải phát triển một chiến lược kỹ thuật số mạnh mẽ. Trước hết, khu vực ASEAN cần công nhận công nghệ kỹ thuật số là một công cụ phát triển quan trọng. Chẳng hạn, Trung Quốc và Ấn Độ đã sử dụng các chính sách ưu tiên kỹ thuật số, phát triển vượt ASEAN. Các thành phố như Bangalore và Bắc Kinh đang dần trở thành nơi hội tụ của sự phát triển và các tài năng trong lĩnh vực công nghệ ở châu Á.

Trong một báo cáo chung về nền kinh tế số, Google và Temasek đã dự báo rằng khu vực Đông Nam Á có thể có một nền kinh tế Internet có tổng trị giá 200 tỉ USD vào năm 2025. Năm 2017, nền kinh tế Internet đem lại cho khu vực 50 tỉ USD, tăng trưởng 35%. Với mức tăng trưởng dự báo thường niên 27%, nền kinh tế Internet của ASEAN sẽ mở rộng hơn gấp 5 lần nền kinh tế chung.

Biểu đồ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Internet (e-Conomy) khu vực Đông Nam Á đến năm 2025 với bốn lĩnh vực trọng tâm gồm: dịch vụ gọi xe trực tuyến (Ride hailing), truyền thông trực tuyến (Online media), mảng dịch vụ du lịch trực tuyến (Online travel), và thương mại điện tử (E-commerce) (Báo cáo e-Conomy 2025 Southeast Asia do Google và Temasek thực hiện).

Kinh tế kỹ thuật số trong cộng đồng chung

Đông Nam Á nên tiếp cận nền kinh tế kỹ thuật số như một cộng đồng, thay vì tiếp cận theo hướng riêng của 10 quốc gia trong khu vực. Nếu thị trường công nghệ của ASEAN chia ra từng mảnh nhỏ rời rạc, nó sẽ không thể cạnh tranh với các đối thủ lớn. Một ASEAN gắn bó với nhau hơn nhờ công nghệ sẽ tốt hơn cho tất cả các nước Đông Nam Á, qua việc cải thiện quyền tiếp cận các khách hàng, công nghệ, và hệ sinh thái trong khu vực của các doanh nghiệp địa phương ở từng quốc gia.

H4

Chính phủ các nước Đông Nam Á có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự hình thành của những câu chuyện thành công như tiệm trà Reaching Out tại Hội An, Việt Nam. Nhiều lợi thế sẽ đến nếu rào cản lưu hành thông tin giữa các nước trong khu vực được tháo bỏ. Những rào cản này sẽ gây ảnh hưởng đến giao thương tương tự như các loại thuế. Với việc hòa hợp các khác biệt giữa nhiều chính sách quốc gia và tinh giản các báo cáo phức tạp bắt buộc, chính phủ đồng thời có thể giảm chi phí cho doanh nghiệp và tạo thêm nhiều thúc đẩy từ phía ASEAN cho các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương được hưởng nhiều lợi thế nhất từ các thay đổi này.

Xương sống là doanh nghiệp nhỏ

Câu chuyện về tiệm trà Reaching Out ở Hội An được Google nhắc đến như một ví dụ của sự thành công trong việc tiến lên môi trường kỹ thuật số. Bắt đầu từ một cơ duyên khi bà Mai Thị Kim Quyên gặp ông Lê Nguyên Bình, cuộc sống của bà đã hoàn toàn thay đổi. Cơ duyên không chỉ bao gồm cuộc hôn nhân đẹp đẽ giữa hai người, mà còn giúp bà hiểu hơn về cuộc sống của người khuyết tật, là chồng mình cùng chiếc xe lăn, một động lực để bà thực hiện quyết tâm của mình.

Cả hai cùng nhau sáng lập Tiệm trà Reaching Out (Reaching Out Teahouse) tại Hội An, một tiệm trà và cũng là cửa hàng bán các mặt hàng thủ công từ đội ngũ nhân viên là người khuyết tật. Việc kinh doanh của Tiệm trà Reaching Out tiến một bước xa hơn khi ông Nguyên Bình và bà Kim Quyên quyết định tiếp cận môi trường Internet, cụ thể là Google Search (Google Tìm kiếm) và Google My Business (Google Doanh nghiệp của Tôi), đưa thông tin về tiệm trà cũng như các sản phẩm của Reaching Out đến với khách hàng quốc tế ngay từ trước khi họ đặt chân tới Hội An, hay Việt Nam. Cũng từ việc kinh doanh phát triển, Reaching Out đã trở thành ngôi nhà của nhiều người khuyết tật hơn, nơi họ có thể lao động và tạo thu nhập cho chính mình.

Như những doanh nhân khởi nghiệp khác, bà Quyên và ông Bình đã tận dụng cuộc cách mạng Internet bùng nổ trên khắp Đông Nam Á. Một lợi thế vượt trội là người dân Đông Nam Á dành nhiều thời gian của họ trên mạng hơn so với các khu vực khác trên thế giới.

Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á cho thấy khu vực này sở hữu đến hơn 330 triệu người dùng Internet năm 2017, tăng mạnh từ 70 triệu năm 2015, vượt hơn cả dân số Mỹ. Trong đó, họ lên mạng trên điện thoại di động đến 3,6 giờ mỗi ngày, cao hơn hết thảy các quốc gia khác bao gồm Mỹ (trung bình 2 giờ mỗi ngày). Thêm vào đó, trung bình người dùng Internet tại Đông Nam Á dành đến 140 phút mỗi tháng để mua sắm trên mạng, cao gấp đôi so với thị trường thương mại điện tử Mỹ, khiến giá trị thị trường thương mại điện tử của khu vực được dự báo lên đến 88,1 tỉ USD vào năm 2025.

* Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

Mời Anh Chị xem Hành trình lịch sử VietnamMarcom

X