Visual Capitalist: Thị trường thiết bị công nghệ cá nhân đang nằm trong tay những đại gia nào?

Người dùng giờ đây rất khó rời chiếc điện thoại di động của mình. Người Mỹ trung bình kiểm tra điện thoại 96 lần/ngày (tức 10 phút/lần). Không chỉ smartphone mà còn rất nhiều phụ kiện, thiết bị thông minh đi kèm đang tạo nên một thị trường rộng mở với doanh thu dự kiến 459 tỷ USD vào cuối năm nay.



Smartphone

Smartphone (điện thoại thông minh) đến nay là phần quan trọng nhất trên thị trường thiết bị công nghệ cá nhân với quy mô khoảng 5,8 tỷ người dùng (khoảng 70% dân số thế giới) vào năm 2025.


Huawei và Samsung có thị phần toàn cầu lớn nhất với 20% mỗi hãng. Khi Huawei thống thị trường Trung Quốc – nơi chiếm gần nửa doanh số của hãng này thì Samsung cũng chiếm 67% thị trường smartphone tại Hàn Quốc.

Tuy Apple có phần kém hơn Huawei và Samsung về doanh số toàn cầu, “táo khuyết” lại đứng đầu ở Mỹ với 46% thị phần.

Tại sao Apple không thành công hơn tại những nơi khác trên thế giới? Một trong những yếu tố là giá cả. Ví dụ, 90% smartphone ở Ấn Độ có giá khoảng 300USD, khi iPhone bắt đầu từ 999USD.

Hệ điều hành

Được ví như hệ thần kinh của smartphone, hệ điều hành giúp chạy các ứng dụng trên điện thoại cho đến việc kết nối wifi.


Android (của Google) thống trị thị trường OS, chiếm 74% thị phần toàn cầu. Điều này cũng dễ hiểu khi hai nhà sản xuất smartphone hàng đầu là Huawei và Samsung đều sử dụng Android trên một số thiết bị. Các điện thoại đời mới hơn của Huawei sẽ không dùng Android do lệnh cấm của Mỹ với hãng này. Điều này khiến Huawei tạo ra hệ điều hành riêng – Harmony OS.

Bộ vi xử lý

Nếu hệ điều hành hoạt động giống hệ thống thần kinh, thì chip xử lý ứng dụng (AP) được ví là bộ não.


Qualcomm là nhà cung cấp chip xử lý ứng dụng lớn nhất, chiếm gần 30% thị phần. Dù vẫn dẫn đầu nhưng thị phần của Qualcomm đã thu hẹp trong năm 2019, chủ yếu đến từ việc nhu cầu sử dụng các sản phẩm Huawei sụt giảm.

Sau lệnh cấm vận, Huawei chuyển nhà cung cấp vi xử lý ứng dụng mới sang HiSilicon, có trụ sở tại Trung Quốc.

Tai nghe không dây

Tai nghe không dây đang phát triển nhanh chóng khi quy mô thị trường khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2019. Giai đoạn 2020-2027, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của thiết bị này ước đạt 20,3%.


Apple “càn quét” thị trường tai nghe không dây với 1/3 thị phần toàn cầu. Công ty dự kiến sẽ bán được 82 triệu chiếc vào cuối năm 2020. Tuy vậy, sự thống trị của Apple đã giảm đáng kể vào năm 2020, so với con số hơn 50% năm 2019. Điều này do sự xuất hiện của những công ty như Lypertek Tevi hoặc 1More, cung cấp các sản phẩm tương tự với giá bằng một nửa AirPod.

Smartwatch

Phân khúc smartwatch đã có những tác động tích cực khi sức khoẻ trở thành yếu tố ưu tiên của người dùng. Nửa đầu năm 2020, doanh thu smartwatch đạt mức tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.


Giống tai nghe không dây, Apple thống trị thị trường cả về khối lượng lẫn giá trị. Tính tổng các sản phẩm đồng hồ thông minh xuất xưởng trong quý II/2020, Apple chiếm 30% sản lượng và 50% doanh thu.

Hằng số duy nhất là sự thay đổi

Luôn có chỗ cho sự thay đổi dù thương hiệu nào đang dẫn đầu trong thị trường công nghệ cá nhân. Apple sẽ giữ vị trí hàng đầu trong phân khúc tai nghe không dây trong bao lâu? Liệu vị trí thống trị của Qualcomm trong phân khúc vi xử lý có bị lung lay?

Mọi thứ đều sẽ thay đổi – câu hỏi là thay đổi ra sao?

Bảo Linh
* Nguồn: CafeBiz

Mời Anh Chị xem Hành trình lịch sử VietnamMarcom

X