Học được gì từ 3 chiến dịch truyền thông của Honda, Coca-Cola và Dove?

Ngày nay, để có một chiến dịch truyền thông hiệu quả là điều không hề dễ dàng, nhất là trong bối cảnh có quá nhiều sự cạnh tranh trên thị trường cũng như trên các mạng xã hội.

Để có thể mang lại sự thành công cho chiến dịch truyền thông, các marketer không chỉ cần đảm bảo chất lượng về mặt nội dung, cách triển khai mà còn rất nhiều những yếu tố bên ngoài khác, để làm thế nào tạo ra được sức ảnh hưởng lớn lên công chúng. Học hỏi từ các chiến dịch thành công là một cách tuyệt vời để tìm ra hướng cải thiện và phát triển chiến dịch truyền thông của chính bạn, và 3 chiến dịch truyền thông đến từ các thương hiệu hàng đầu thế giới sẽ giúp bạn điều này.

1. Chiến dịch #Cheerance Event của Honda

Để mở rộng đối tượng khách hàng cho sự kiện “Summer Clearance” vào mùa hè 2014, Honda đã tổ chức một chiến dịch vào tháng 8 cùng với tuyên bố dành tặng 100.000 đô la tới tổ chức cho các bệnh nhi bị u não với sự vận động và hưởng ứng tham gia của 3 triệu người.

Ngôi sao YouTube – Andrew Hales đã tham gia vào chiến dịch góp phần nâng cao nhận thức của mọi người.

Chiến dịch bao gồm nhiều sự kiện theo giai đoạn diễn ra tại các thành phố khác nhau trong suốt tuần. Video quay lại hoạt động của các sự kiện đó sau đó được đăng tải lên kênh Youtube và trở thành trào lưu rộng khắp các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, và Instagram theo dạng hình ảnh động GIF. Mỗi video trong chiến dịch thu hút lượng người xem vô cùng lớn, trung bình mỗi video có tới 35 – 40 nghìn lượt xem.

Những chiến lược sử dụng trong chiến dịch này:

Chiến dịch #Cheerance event sử dụng các chiến lược và chiến thuật đa kênh. Trên Youtube, Honda bắt đầu chiến dịch với một video giải thích đầy đủ nội dung của chiến dịch. Để tăng khả năng tiếp cận rộng hơn, Honda đã hợp tác với Andrew Hales, một Youtube prankster với 1.655, 586 lượng người theo dõi. Hales đã quảng bá cho chiến dịch “Summer Cheerance” thông qua việc đăng tải hai video trên kênh YouTube “LAHWF” của mình.

Ngoài ra, việc sử dụng các video ngắn, độc đáo, gây sự chú ý là chủ ý của Honda. Mục tiêu của Honda là không làm gián đoạn thời gian của người xem, vì thế mỗi video có độ dài chỉ khoảng từ 25 giây đến một phút. Hơn nữa, nội dung mỗi video đều được chọn lọc kĩ mang lại tiếng cười, sự sảng khoái nhẹ nhàng. Vì vậy, người xem sẽ nhớ đến hình ảnh của Honda khi họ nghĩ lại những giây phút xem những video như vậy.

2. Chiến dịch #ShareAcoke của Coca-Cola

Coca-cola đã tạo nên một làn sóng thu hút sự chú ý trên các phương tiện truyền thông qua chiến dịch bỏ đi dòng chữ logo “Coca-Cola” của nó ở tất cả các sản phẩm đóng chai dung tích 550ml và thay bằng 250 cái tên phổ biến nhất trên đất nước này và in chúng lên vỏ chai vỏ lon. Khách hàng còn được khuyến khích thiết kế vỏ lon, vỏ chai theo ý thích trên trang web shareacoke.com và chia sẻ lên tài khoản xã hội của họ với hashtag #shareacoke.

Khách hàng còn được khuyến khích thiết kế vỏ lon, vỏ chai theo ý thích trên trang web shareacoke.com và chia sẻ lên tài khoản xã hội của họ với hashtag #shareacoke.

Tạp chí “The Wall Street” đã công bố rằng có hơn 125.000 bài đăng lên mạng xã hội liên quan tới chiến dịch này của Coca-Cola. Trên trang mạng xã hội Facebook, lượng traffic tăng 870% lượng người nói về trang Coca-Cola và có tới 76.000 mô hình các vỏ chai Coke được tạo ra và chia sẻ trên Facebook. Chiến dịch này đã đem lại cho Coca-Cola giải Outdoor, Canes Lions năm 2012.

Những chiến lược được sử dụng trong chiến dịch này:

Thứ nhất là người tiêu dùng được khuyến khích tham gia và tạo nội dung trên các phương tiện trực tuyến. Coca-cola đã khuyến khích được số lượng lớn người tiêu dùng, cụ thể là nhóm đối tượng khách hàng thích sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, và Instagram để chia sẻ hình ảnh và hoạt động của họ, tạo ra các nội dung truyền thông xã hội.

Coca-Cola đã cho phép khách hàng sáng tạo logo của chính họ và sở hữu thương hiệu cá nhân. Điều này khiến mọi người không có cảm giác họ đang PR cho hãng đến mức đăng tải hình ảnh lên các trang mạng xã hội.

Hình thức PR rất thông minh của Coca-Cola.

Một điều nữa tạo nên thành công cho chiến dịch đó là sử dụng call-to-action hiệu quả. Khẩu hiệu chính của chiến dịch “Share A Coke” là một cụm từ kêu gọi hành động tuyệt vời và dễ nhớ. Nó thôi thúc người tiêu dùng mua sản phẩm và chia sẻ những hình ảnh của chiến dịch lên mạng xã hội. Hơn nữa, điều chúng ta có thể học hỏi từ chiến dịch này là, trong thế giới của truyền thông xã hội và tiếp thị kĩ thuật số, việc cho phép cá nhân hóa hình ảnh thương hiệu chỉ hiệu quả chỉ khi đối tượng chia sẻ ở đây đều ở trong cùng một tập thể. Chiến dịch này không chỉ đưa ra cho mọi người lý do để chia sẻ mà còn chỉ ra cách để chia sẻ theo cách riêng của họ.

3. Chiến dịch #RealBeauty của Dove

Những video chạm tới trái tim khách hàng của nhãn hiệu Dove đã chứng minh một điều rằng marketing không chỉ dùng cho mục đích kinh doanh mà còn để tạo ra những cảm xúc đầy ý nghĩa cho mọi người. Những video chân thực trong chiến dịch không chỉ đem lại cảm giác thú vị cho người xem mà còn dễ dàng được chia sẻ lên khắp các trang mạng xã hội.

Chiến dịch này đã giúp cho phái đẹp nhận ra một điều rằng họ đang tự ti về chính bản thân mình hơn những gì họ thực sự có và xứng đáng có được. Thông điệp mà chiến dịch muốn truyền tải là khuyến khích chúng ta hãy yêu chính bản thân mình nhiều hơn, thay vì cứ lo lắng về vẻ bề ngoài và sự nhìn nhận của người khác dành cho mình, thực tế, bạn đẹp hơn những gì bạn nghĩ! Được tung ra vào năm 2013, nhưng đến nay video vẫn nhận được đông đảo lượt xem trên các phương tiện truyền thông. Có thể nói, hình thức marketing đánh vào tâm lí của Dove đã đem lại thành công vang dội và sự lan tỏa thực sự lớn trong cộng đồng.

Những chiến lược được sử dụng trong chiến dịch này:

Thứ nhất, Dove tìm kiếm ý tưởng mới từ chính khách hàng. Dove đã khảo sát 3000 phụ nữ tại 10 quốc gia về việc nhìn nhận vẻ đẹp của họ. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy rằng chỉ có 2% số phụ nữ tham gia cho rằng mình đẹp. Ý tưởng cho chiến dịch #Realbeauty cũng xuất phát từ đây. Thay vì quảng cáo sản phẩm của mình theo cách truyền thống, Dove đã nghĩ rằng tại sao không có một cuộc đối thoại trực tiếp để hiểu thêm suy nghĩ của phụ nữ. Các bước đầu tiên của Dove trong chiến dịch #Realbeauty bao gồm các “Tick Box” lấy ý kiến ra mắt ở Canada và lan rộng khắp Mỹ và Anh. Đây là một chiến lược rất thông minh của Dove để có thể vừa hiểu rõ được khách hàng vừa có thể từ từ đưa ra chiến dịch một cách khéo léo.

Các tickbox được sử dụng để tăng nhận thực của mọi người về vẻ đẹp thực sự

Một yếu tố nữa tạo nên sự thành công cho chiến dịch này đó là nội dung dễ dàng chia sẻ. Các video trong suốt chiến dịch đều gợi lên cảm xúc mạnh mẽ từ người xem như hạnh phúc, thấu hiểu, đồng cảm sau khi xem. Dove đã thành công trong việc cung cấp cho mọi người lí do chia sẻ các video và thành quả là hình ảnh của họ đã được lan truyền trên khắp mạng xã hội.

Nguồn: Mediaz

Mời Anh Chị xem Hành trình lịch sử VietnamMarcom

X