Ơ-rê-ka! Bạn vừa nảy ra một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời (hoặc ít nhất bạn cho là vậy) trong khi đang làm việc̣. Thế nhưng, liệu ý tưởng đó có thật sự tuyệt vời và xứng đáng để bạn triển khai hay không? Đừng lo lắng, 6 câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý tưởng kinh doanh của mình cũng như xác định xem nó có đáng để theo đuổi hay không?
1. Bạn có thể đăng ký bản quyền hay bảo hộ mô hình kinh doanh của mình không?
Hãy tưởng tượng mô hình kinh doanh của bạn giống như một tòa lâu đài và bạn cần phải đào những hào nước sâu xung quanh để bảo vệ nó. Hào nước càng rộng, càng sâu và nếu có thêm cả cá sấu dưới đó thì càng tốt. Và, chiếc hào đó đại diện cho những chướng ngại vật mà bạn tạo ra để chống lại các đối thủ phải muốn cạnh tranh trực tiếp với mô hình kinh doanh của mình. Một trong những ví dụ điển hình cho cái hào nước sâu chính là tấm bằng sáng chế, chứng chỉ độc quyền, hoặc những thông tin độc nhất để ngăn không cho đối thủ sao chép mô hình kinh doanh của bạn.
Dù vậy, nếu "tòa lâu đài" của bạn thiếu mất đi một cài hào kiên cố thì cũng không sao cả. Nhiều công ty cung cấp sản phẩm đã thành công mà chỉ cần ít hoặc thậm chí không cần bất kì cái hào bảo vệ nào cả. Tuy nhiên, nếu công ty của bạn không có hào bảo vệ, và bạn cũng không có câu trả lời tích cực cho những câu hỏi dưới đây, thì hãy cân nhắc xây dựng lại ý tưởng kinh doanh của mình.
Với những điều đã nói trên, bạn cần phải ước lượng được chi phí cần thiết để có thể thành công triển khai ý tưởng của mình trước khi thực sự làm điều đó.
5. Bạn có thể sử dụng khả năng chuyên môn của mình để mang lại lợi thế cho công ty của mình không?
Quay trở lại chuyện cái hào nước, nếu bạn có một số kỹ năng chuyên môn hiếm có, thì doanh nghiệp của bạn sẽ ở trạng thái tốt hơn là khi bạn cần phải học một số kỹ năng nhất định có liên hệ đến thành công của công ty. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không cần phải học những kỹ năng mới khi bắt đầu kinh doanh. Mấu chốt ở đây là việc xây dựng một doanh nghiệp dựa theo thế mạnh của bạn sẽ giúp gia tăng khả năng thành công của doanh nghiệp đó theo thời gian. Nếu bạn nghĩ mình cần phải học thêm nhiều kỹ năng khác cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp, hãy cân nhắc cộng tác cùng một nhà sáng lập nữa hoặc chiêu mộ một số nhân viên có tài ngay từ những ngày đầu.
Lời kết: Thành công xây dựng và phát triển một doanh nghiệp, từ giai đoạn ý tưởng cho tới khi IPO, chưa bao giờ là việc dễ dàng . Đại đa số các công ty nhỏ sẽ thất bại trong vòng 10 năm sau khi thành lập. Song, nếu bạn biết cẩn thận chăm chút cho ý tưởng của mình trước khi thực sự triển khai chúng, xác suất thành công của bạn chắc chắn sẽ được nâng cao.